Thành phố Tokyo
Cập nhật vào 10/05
Thành phố Kyoto Thành phố ở phía nam quận Kyoto, nằm trong lòng chảo phay gãy Kyoto. Cố đô Nhật Bản và từ năm 794 đến 1868, Kyoto, rất nhiều di tích lịch sử, ngày nay là nơi đặt trụ sở chính quyền quận trong và cũng là một trong những thành phố lớn nhất Nhật Bản. Kyoto nổi tiếng với cá sản phẩm dệt và sản phẩm truyền thống và cũng là một trung tâm công nghiệp phát triển mạnh.
Dãy Tamba thấp bao quanh thành phố phía bắc, đông và tây. Hai đỉnh Hieizan và Atagoyama bao quanh phần phía đông bắc và tây bắc thành phố. Các sông Kamogawa và Katsuragawa chảy qua các vùng trung tâm và phía tây thành phố. Do vị trí nằm giữa đất liền của Kyoto nên nơi đây rất nóng trong mùa hè và lạnh trong mùa đông. Nhiệt độ trung bình năm là 15,20C (59,40F) và lượng mưa hàng năm là 1600 mm (63 in).
Lịch sử
Lòng chảo phay gãy Kyoto được dòng họ Hata đến định cư đầu tiên trong thế kỷ 7, họ là di dân từ Triều Tiên sang. Năm 603, Kỏyuji, đền thờ dòng họ Hata, được xây dựng ở Uzumasa thuộc phần phía tây lòng chảo. Năm 794 Kyoto, lúc đó gọi là Heiankyo, trở thành thủ đô Nhật Bản. Kế hoạch xây dựng một thành phố mới theo mẫu của triều đường Trung Hoa (618 – 907) kinh đô Trường An (hiện nay là Tây An). Hình chữ Nhật của thành phố, cạnh đông sang tây dài 4,5 km (2,8 dặm) và cạnh bắc nam dài 5,2 km (3,2 dặm).
Kyoto tạm thời bị Kamakura làm lu mờ không còn là trung tâm quyền lực quốc gia trong thời kỳ Kamakura (1185 – 1333) trị vì , nhưng trong thời Muromachi (1333 – 1568) chức tướng quân được thiết lập ở Kyoto, và thành phố giành lại đươc vị thế của mình – trung tâm chính trị của cả nước.
Trong cuộc chiến Onin (1467 – 1477), báo hiệu ngày tàn của chức tướng quân Muromachi, một phần lớn thành phố bị phá hủy. Trong thời kỳ Edo (1600 – 1868) chức tướng quân Tokugawa được xác lập vững chắc ở Edo (nay là Tokyo) và trung tâm chính trị quốc gia một lần nữa được chuyển khỏi Kyoto. Tuy nhiên, thành phố vẫn thịnh vượng như một trung tâm tín ngưỡng, kinh tế và nghệ thuật. Rất nổi tiếng là vải như nishijin-ori (vải thêu kim tuyến) và yuzen-zome (vải tơ in hình), đồ gốm, sơn mài, làm búp bê, và làm quạt. Thành phố bị giảm sút mạnh khi kinh đô dời về Tokyo sau thời Phục hưng Minh Trị (1868), nhưng hưởng ứng chương trình hiện đại hóa rất nhanh.
Kyoto ngày nay
Không có hải cảng và vùng đất thoáng bao quanh, Kyoto chậm phất triển các ngành công nghiệp hiện đại, nhưng ngày nay, là một bộ phận trong khu Công nghiệp Hanshin, Kyoto có nhiều nhà máy điện, cơ khí và hóa chất. Thành phố cũng là một trung tâm giáo dục và văn hóa. Có khoảng 37 trường đại học và tổ chứ tư nhân giáo dục bậc đại học gồm các trường Kyoto và Doshisha. Kyoto có 24 viện bảo tàng, bao gồm Viện bảo tàng quốc gia Kyoto, đang lưu giữ tổng cộng 202 Báu vật quốc gia (20% trong tổng số báu vật cả nước) và 1684 tài sản văn hóa quan trọng (15%). Ngoài ra, bản thân thành phố là một di tích lịch sử. Hoàng cung Kyoto và lâu đài Nijo là những điển hình trong kiến trúc Nhật Bản. Cung điện Katsura biệt lập với các hồ cá và nơi uống trà dễ thương, và Cung điện Shugakuin biệt lập, nổi tiếng với các vườn cây xinh đẹp, thu hút được du khách mọi nơi. Nằm gần Nhà ga Kyoto là hai ngôi đền thuộc giáo phái Jodo Shin, Nishi Honganji và Higashi Honganji, cả hai là những minh họa ấn tượng trong kiến trúc Phật giáo.
Phía đông Kamogawa là đền Kiyomizudera, có các bậc lên xuống bằng gỗ, được xây chìa ra một vực thẳm sâu; đền Yasaka, nơi đây hàng năm đều tổ chức lễ Gion vào tháng 7, và đền Heian tổ chức lễ Jiddai trong tháng 10. Các ngôi đền nổi tiếng khác là Chion;in, Ginkakuji, được xây dựng vào năm 1482 có các vườn cây nổi tiếng, và Nanzen-ji, tọa lạc trong một rừng thông phía đông đền thần Heian. Ở phần phía bắc thành phố là đền Kamo, thường tổ chức lễ Aoi vào tháng 5 hàng năm. Ở phía tây bắc là ngôi đền Daitokuji theo đạo thiền, với các đồ vật nghệ thuật vô giá; Kinkakuji, có nhà thủy tạ bằng vàng ba tầng; Ninnaji, nổi tiếng với rừng hoa anh đào nở rộ và Koryuji. Vẻ đẹp thiên nhiên của vực Hozukyo, vùng Sagano và các ngọn đồi Takao thu hút nhiều du khách. Kyoto là trung tâm tổ chức các tiệc trà, cắm hoa của cả nước và cũng là nơi ra đời nghệ thuật No, kyogen, kabuki và các nghệ thuật biểu diễn truyền thống khác. Diện tích: 610,6 km 2 (235,7 dặm vuông); dân số: 1.461.140.