Những điều cần tránh khi làm hồ sơ xin học bổng du học
Cập nhật vào 27/06
Tại sao mà hồ sơ xin học bổng của bạn lại bị ngay từ vòng đầu ? Đó chính là những sơ xuất tưởng chừng như nhỏ nhặt hay tao ra ấn tượng không tốt cũng là nguyên nhân khiến hồ sơ của bạn bị loại. Hãy xem thử và tìm hiểu những sai lầm đó để rút ra kinh nghiệm cho lần nộp hồ sơ du học tiếp theo nhé !
I. Các lỗi bỏ sót
Nội dung chính trong bài
Nếu bạn là người hay sơ suất với các chi tiết nhỏ thì nên kiểm tra cẩn thận toàn bộ nội dung trong hồ sơ với các yêu cầu kèm theo:
- Nếu bài luận được viết trên hai tờ giấy tách rời nhau thì đừng quên gắn kèm chúng khi cho vào bộ hồ sơ.
- Không quên kí tên vào tờ đơn xin học và đề nghị có thư phúc đáp từ phía hội đồng xét tuyển của trường bạn xin học.
- Trình bày tên chuyên nghành hay môn học bạn dự tính được học. Nếu bạn chưa có quyết định cụ thể thì cũng nên nói rõ.
- Nếu các trường có yêu cầu sinh viên phải trải qua khóa học dự bị bạn cũng nên cung cấp sự đảm bảo việc sẽ hoàn thành hết khóa học.
II. Làm đúng theo các chỉ dẫn
Đơn xin học bổng du học mới nhìn thường có vẻ giống nhau nhưng nếu chú ý bạn sẽ thấy mỗi trường vẫn có một đặc điểm và yêu cầu riêng. Vì vậy nên chú ý đến các hướng dẫn riêng của từng trường.
- Đặc biệt chú ý đến các lỗi chính tả. Những lỗi tưởng như đơn giản này lại rất quan trọng bởi nó có thể tác động đến nhận xét của hội đồng tuyển sinh đối với bài luận của bạn.
- Lựa chọn đúng chủ đề bài luận. Nếu được yêu cầu chọn một trong số những chủ đề đã cho để viết luận thì bạn cũng chỉ nên viết về một chủ đề đó thôi và đừng quá ôm đồm.
- Nếu câu hỏi trong bài luận có nhiều phần thì nên có câu trả lời riêng cho từng phần. Câu trả lời nên chính xác phù hợp với nội dung được hỏi.
- Ước tính điểm trung bình cho mỗi phần yêu cầu từ để đầu tư công sức và thời gian phù hợp với mỗi yêu cầu.
III. Trả lời những gì được hỏi
Nên đọc cẩn thận các hướng dẫn bởi bạn rất có thể hiểu nhầm các yêu cầu được cung cấp. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ các yêu cầu bạn nên hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, nếu cần bạn có thể liên hệ trực tiếp bằng cách gọi điện hay gửi e-mail đến trường đó để hỏi. Nhưng cần đặc biệt với các lỗi dễ mắc sau:
- Bạn nên cung cấp họ tên đầy đủ của mình.
- Cung cấp địa chỉ rõ ràng và ổn định của bạn để trường có thể liên lạc với bạn trong quá trình tuyển sinh, khi thông báo thông tin và kết quả.
- Nếu bạn đang là sinh viên xin học bổng chuyển tiếp và được hỏi là năm thứ mấy bạn nên cung cấp thời gian năm học tới mà không phải là năm học hiện tại hay trước đó.
- Khi được hỏi đến các hoạt động đã tham gia ở trường học bạn cũng không nên hạn chế kể ra các hoạt động nhưng cũng chú ý là không nên quá chi tiết đưa ra những thông tin không gây chú ý. Các hoạt động bạn nên cung cấp trong hồ sơ xin học có thể là các hoạt động tình nguyện, sự tham gia các đề tài nghiên cứu hay bao gồm cả thời gian làm việc đầy đủ hay làm ngoài giờ.
- Chú ý đến cách viết ngày tháng năm phù hợp với văn phong của từng nước để tránh nhầm lẫn về thời gian.
- Để đảm bảo độ chính xác tối đa cho bộ hồ sơ bạn nên nhờ một người có kinh nghiệm và hiểu biết về vấn đề này đọc lại một lần nữa.
- Nếu được yêu cầu đánh máy bài viết nên chú ý đến font chữ.