Thông tin cơ bản về trường đại học Kyoto, Nhật Bản
Cập nhật vào 16/02
Trường Đại học Kyoto được thành lập vào năm 1897, là trường thứ 2 trong số 7 trường Đại học hoàng gia được thành lập trong nước.
1. Thông tin chung
Nội dung chính trong bài
Đầu tiên Đại học Đại học Kyoto thành lập Đại học công nghệ, sau đó là trường Đại học Luật và trường Đại học Y được thành lập. Trường Đại học Kyoto luôn chú trọng đến những nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, từ đó phát triển thành một tổ chức mang tính tổng hợp.
Kể từ sau khi thành lập môi trường học tập của trường luôn có đặc trưng là một môi trường tự do, tự lập và đối thoại. Trải qua hơn 1 thế kỷ, ngoài 7 người đã đoạt giải Nobel, trường đã đào tạo ra rất nhiều nhà nghiên cứu có đẳng cấp quốc tế trong nhiều lĩnh vực.
Hiện nay trường có 17 khoa nghiên cứu hệ sau Đại học, 10 khoa hệ Đại học, 14 cơ sở nghiên cứu và 27 cơ sở nghiên cứu giáo dục. Trường có tỷ lệ học sinh trên mỗi giáo viên là 6,9 người, tỷ lệ tốt nhất tại Nhật Bản.
Khuôn viên Đại học chính Yoshida Campus của trường nằm tại khu vực trung tâm của thành phố Kyoto. Trong khuôn viên có những tòa nhà làm từ gạch nung có lịch sử 1 thế kỷ, và cũng có những cơ sở nghiên cứu hiện đại nhất. Ngoài khuôn viên chính, trường còn có khuôn viên Uji Campus và Katsura Campus. Tại Katsura Campus, có 4 tòa nhà kết hợp khoa học và kỹ thuật, tạo thành “Ngọn đồi Khoa học kỹ thuật”; Uji Campus là nơi tập trung cơ sở nghiên cứu khoa học tự nhiên và năng lượng
2. Chương trình đào tạo
Chương trình Đại học: Trường gồm có 10 khoa hệ Đại học
– Khoa Nghiên cứu tích hợp nhân sự
– Khoa Văn học
– Khoa Giáo dục
– Khoa Luật
– Khoa Kinh tế: Kinh tế và quản lý
– Khoa Khoa học
– Khoa Y học: Khoa học y tế (chương trình 6 năm), Khoa học sức khỏe con người.
– Khoa học dược phẩm
– Khoa Kỹ thuật: Kỹ thuật toàn cầu, Kiến trúc, Khoa học kỹ thuật, Điện & Điện tử, Khoa học Thông tin và Toán học, Công nghiệp Hóa học
– Khoa Nông nghiệp: Khoa học tài nguyên sinh học, Ứng dụng khoa học đời sống, Kỹ sư nông nghiệp và môi trường, Khoa học Lâm nghiệp và Vật liệu sinh học, Thực phẩm và kinh tế môi trường, Khoa học thực phẩm và Vật liệu sinh học Chương trình Sau Đại học: Trường gồm có 17 khoa nghiên cứu hệ sau Đại học
– Văn học: Tác phẩm văn học, Triết học, Lịch sử, Nghiên cứu hành vi, Văn học đương đại.
– Giáo dục: Nghiên cứu giáo dục, Nghiên cứu lâm sàng của Giáo dục
– Luật: Nghiên cứu Pháp luật và Chính trị, Luật trường học
– Kinh tế: Kinh tế
– Khoa học: Phân tích Toán và Toán học, Vật lý và Thiên văn học, Khoa học Trái đất và Hành tinh, Hóa học, Khoa học Sinh học
– Y học: Y học, Khoa học Y học, Sức khỏe cộng đồng, Khoa học sức khỏe con người.
– Khoa học Dược phẩm: Khoa học đời sống, Khoa học Dược phẩm và Y sinh học, Vật lý và Hóa học hữu cơ.
– Kỹ thuật: Kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật Điện tử, Kỹ thuật hóa học, Khoa học điện và Kỹ thuật, Kỹ thuật phân tử…
– Nông nghiệp: Khoa học thực phẩm và Vật liệu sinh học, Ứng dụng khoa học đời sống, Khoa học môi trường và Công nghệ…
– Nghiên cứu Con người và Môi trường:
– Khoa học năng lượng: Khoa học năng lượng và Công nghệ, Khoa học năng lượng biến đổi, Khoa học năng lượng Xã hội – Môi trường…
– Thông tin: Khoa học tri thức và Công nghệ, Thông tin xã hội, Ứng dụng Toán và Vật lý, Khoa học hệ thống…
– Quản lý: Quản trị kinh doanh
– Chính quyền: Chính sách công
– Nghiên cứu khu vực Châu Á và Châu Phi
Tham khảo bài viết:
– Giới thiệu về trường Đại học Waseda Nhật Bản
– Đại học Phúc lợi Xã hội Tokyo
– Trường Meisei Institute of Cybernetics(MIC)
3. Kỳ nhập học: Tháng 4 và Tháng 10
4. Chi phí và học phí
– Học phí: 297,000 – 804,000 yên
– Chi phí ở:
+ KTX: 250,000 – 450,000 yên
+ Nhà Quốc tế: 117,000 – 240,000 yên
5. Thông tin khác
Kyoto là thành phố tỉnh lị của phủ Kyoto, Nhật Bản. Thành phố có diện tích 827,90 km² với dân số hơn 1,5 triệu người và là một phần chính của vùng đô thị Kansai. Thành phố này trước kia là kinh đô của Nhật Bản.
Cái tên Kyoto gắn liền với một nghị định thư về môi trường nổi tiếng nhưng ít ai biết đây không những là cố đô mà còn là trung tâm văn hóa, học thuật và kiến thức của Nhật Bản. Kyoto là điểm đến không thể bỏ qua của xứ Phù Tang ngàn năm cổ kính. Không có những tòa nhà chọc trời, những công viên giải trí hiện đại và rộng lớn, những bãi biển cát trắng mịn màng, nhưng Kyoto hấp dẫn bởi nền văn hóa truyền thống được vun đắp suốt hơn 1,000 năm, thể hiện qua vô số những đền chùa, miếu mạo cùng với những lễ hội truyền thống. Hơn một nửa số đền chùa miếu mạo lâu đài nguy nga cổ kính ở Nhật đều tập trung ở Kyoto, trong đó có 14 đền đài nằm trong danh sách Di sản Thế giới của UNESCO, hơn 1.700 kho báu và những tài sản văn hóa quốc gia quan trọng đã được chính phủ Nhật Bản phê chuẩn. Một trong số những công trình nổi tiếng nhất ở Kyoto (mà có lẽ cũng là nổi tiếng nhất Nhật Bản) là chùa Kiyomizu-ngôi chùa đẹp tuyệt vời này đã được đưa vào danh sách đề cử cho 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới.