Nghề kiến trúc sư – những sự thật về công việc này
Cập nhật vào 16/02
Sự thật đằng sau những ngộ nhận về nghề kiến trúc sự phát triển của xã hội dường như kéo theo nhu cầu xây dựng, thiết kế nội thất cho các công trình ngày càng lớn… Và đó cũng là lý do quan trọng khiến số lượng các thí sinh dự thi vào các trường kiến trúc đang ngày càng gia tăng.
Thế nhưng, có những thứ mà chỉ sau khi chúng ta trải qua bạn mới biết mình có phù hợp với nó hay không, đôi khi kết quả của sự ngộ nhận là hối hận và mất niềm tin. Vì thế, trước khi quyết định có gắn bó cuộc đời mình với nghề kiến trúc hay không, hãy tìm hiểu thật kỹ về nó và khi đã chọn thì hãy học cách chấp nhận dù con đường ấy chẳng phải một giấc mơ màu hồng như bạn vẫn tưởng tượng.
Nghề kiến trúc sư là nghề của đàn ông
Nội dung chính trong bài
Sai. Hoàn toàn sai.
Nghề kiến trúc sư không có đòi hỏi về giới tính. Bất cứ ai yêu thích, có năng khiếu về thiết kế đều có khả năng trở thành một kiến trúc sư giỏi.
Sự thật rằng kiến trúc là ngành nghề mà nam giới đang thống trị về mặt số lượng, nhưng nó không phải là ngành nghề chỉ dành riêng cho nam giới.
Một trong những kiến trúc sư nữ nổi tiếng là cô Teresa Borsuk người được nhận giải kiến trúc sư nữ của năm 2015. Chắc chắn rằng phụ nữ luôn có chỗ đứng trong ngành kiến trúc.
Kiến trúc sư là người xây nhà
Sai. Kiến trúc sư có sử dụng công cụ, nhưng chắc chắn không dùng búa. Kiến trúc sư là người thiết kế tòa nhà, họ không xây dựng chúng.
Công việc xây nhà là của Kỹ sư xây dựng và thợ xây. tất nhiên kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng có liên quan mật thiết với nhau nhưng họ không thể thay thế cho nhau.
Công việc của một Kiến trúc sư
Khoan hãy nghĩ đến những thứ to tát như thiết kế cả một khách sạn, nhà hàng, công sở, trường học, bệnh viện… Đôi khi công việc của bạn chỉ là thiết kế những chiếc bàn làm việc tại nhà hay tủ tài liệu cho nhân viên. Mặt khác, không hẳn tất cả cả KTS đều thiết kế, vì như thế thì sẽ lấy ai để xây dựng, để thi công, để quản lý công tác thiết kế. Do vậy KTS có thể hoạt động đa năng trong nhiều lĩnh vực.
Vẽ là điều kiện cần, nhưng không đủ
Nếu bạn kém các môn toán lý hay không có năng khiếu đối với các nghiên cứu khoa học, bạn đừng hy vọng sẽ bù đắp bằng vẽ mỹ thuật. Vì vẽ mỹ thuật chỉ là thi đầu vào, và một KTS thì không chỉ cần vẽ giỏi mà còn phải giỏi nhiều thứ khác. Toán học giúp bạn thông minh, nhanh nhạy và khoa học. Văn học giúp bạn mơ mộng và luôn tràn đầy cảm xúc. Thế thì vẽ là chưa đủ bạn hãy bỏ ý định thi khối V vì dốt Hóa hay những lý do tương tự.
Có thể bạn quan tâm: Thiết kế không gian làm việc của start up bứt phá mọi giới hạn
Kiến trúc cần lòng kiên trì, không phải năng khiếu
Vì thế rất hiếm người vừa sinh ra đã có năng khiếu về nghề này. Không có gì chắc chắn rằng cha mẹ bạn là KTS thì bạn cũng dễ trở thành KTS, cũng không có những “thần đồng kiến trúc” năm 3 tuổi đã tự thiết kế được nhà mình… Bạn chỉ có thể bắt đầu với sự nhẫn nại lớn nhất, luyện tập đúng cách và nuôi dưỡng ước mơ – đó là một phần giúp bạn thành công. Bạn muốn học Kiến trúc phải có lòng kiên trì hơn hết.
Bạn chứ không phải ai khác thi đại học
Học bất cứ nghề nào cũng cần có tình yêu và lòng say mê. Nếu nghề kiến trúc không phải là lựa chọn của bạn mà là ý muốn của cha mẹ hay vì ngành đó hót thì chắc chắn một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra mình hoàn toàn không phù hợp tẹo. Lúc ấy mọi con đường đều trở nên khó khăn hơn đối với bạn.
Một số bạn khác lại cố gắng tìm đến những phép màu nhiệm của cuộc sống đã tìm đến những thầyy dạy có tiếng, hay có quyền…, Nhưng bạn biết đấy vấn đề là bạn thi, chứ không phải các thầy đi thi. Tất nhiên học một thày giỏi là cơ hội để bạn mở mang kiến thức nếu bạn thật sự cầu thị chứ không phải ỷ lại.
Học nghề chứ không phải đua nhau tấm bằng đỏ
Rất nhiều bạn cứ nhầm tưởng bạn tốt nghiệp trường đại học danh giá (như Havard, hay Kiến trúc Hà nội chẳng hạn) thì có nghĩa là bạn giỏi, và bạn sẽ được làm việc ở những công ty nội thất hàng đầu như nội thất văn phòng làm việc Hòa Phát. Không, bằng cấp chỉ cần khi bạn đi tuyển dụng, còn lại phụ thuộc vào khả năng bạn làm việc. Vấn đề là bạn học nghề nên bằng giá nào bạn cũng phải lĩnh hội những kiến thức nghề nghiệp. Tấm bằng đỏ sẽ vô nghĩa nếu bạn không biết phải làm gì sau khi ra trường. Rất nhiều sinh viên tốt nghiệp xong than thở rằng họ chẳng học được gì ở trường Đại học- như thế là không công bằng- thực tế có rất nhiều điều cần học khi ta ngồi trên ghế nhà trường.
>>>>> Các quy định với học sinh, sinh viên du học tại Nhật
Kiến trúc- một nghề lao động như các nghề khác
Nhiều người muốn thi Kiến trúc chỉ vì danh xưng kiến trúc sư nghe “oai”. Nếu bạn nghĩ mình đang theo học cái gì đó danh giá hay dễ kiếm tiền thì bạn đã nhầm. Tiền không tự nhiên sinh ra, nó được trả theo sản phẩm bạn tạo lập, và đôi khi nó ít hơn bạn tưởng rất nhiều. Và kiến trúc thật sự là một nghề vất vả khi bạn phải đội nắng, thức trắng đêm với một bản vẽ, đôi khi chỉ là bản vẽ tấm vách ngăn vệ sinh. Làm nghề Kiến trúc gian nan không kém gì các nghề khác. Độ rủi ro rất cao, thù lao thì rất thấp và chúng ta bị rất nhiều sự sách nhiễu của nhiều người có quyền, có tiền…
Vẽ là một môn học nghiêm túc và cần sự tìm tòi
Nhiều bạn thuở bé vẽ Songoku rất đẹp, hoặc vẽ khủng long rất giống, nhưng vẽ KT lại khác. Nó cần các bước cơ bạn không thể nhảy cóc. Bạn phải có kiến thức về hình, về bóng, về cơ thể người (anatomy), về bố cục, tỷ lệ, và nhiều thứ khác, do đó học vẽ không vui vẻ tý nào, nó cũng khó không kém gì các môn học khác. Nếu bạn muốn đi học cho vui- thì bạn lại càng nhầm.
Video về nghề kiến trúc sư
Thông tin bài viết được gialinh.edu.vn tổng hợp