Skip to content
Có nên du học ngành Công nghệ sinh học ở Nhật Bản?

Có nên du học ngành Công nghệ sinh học ở Nhật Bản?

Cập nhật vào 16/02

Nếu đam mê với ngành Công nghệ sinh học thì Nhật Bản là miền đất hứa để tạo nền tảng kiến thức tốt, giúp du học sinh có cơ hội việc làm lý tưởng cũng như thỏa sức nghiên cứu khoa học, cống hiến sau khi ra trường.

Nhật Bản xem công nghệ sinh học là một ngành rất quan trọng, các ngành công nghệ sinh học cũ như lên men, sản xuất Enzyme, chất phụ gia sản phẩm và thực phẩm lên men đóng một vai cực kỳ quan trọng trong công nghiệp Nhật Bản trong suốt thế kỷ qua. Nhật Bản còn có các thị trường rất mạnh sử dụng các thành quả của các ngành công nghệ sinh học mới như ngành dược phẩm là thị trường lớn thứ hai trên thế giới, ngành chăm sóc sức khỏe dưới áp lực rất lớn phải giảm chi phí, ngành chế biến thực phẩm lớn mạnh ham muốn những sản phẩm mới cùng với hai ngành đang phát triển là công nghệ phân hủy sinh học (bioremediation) và môi trường .

Tìm hiểu ngành Công nghệ sinh học ở Nhật Bản

Để theo học ngành Công nghệ sinh học tại Nhật về cơ bản trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Học tiếng Nhật cơ bản tại Việt Nam (khoảng 4 tháng);

Giai đoạn 2: Học tiếng Nhật 1-2 năm tại Nhật Bản;

Giai đoạn 3: Học chuyên môn về Công nghệ sinh học với các chuyên ngành: Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ enzym và protein, công nghệ vi sinh vật, công nghệ lên men, công nghệ môi trường, công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ mô – công nghệ protein-enzym và kỹ thuật di truyền, công nghệ sinh học (CNSH) nông nghiệp, CNSH công nghiệp, CNSH môi trường, CNSH thực phẩm, CNSH y dược, tin – sinh học. Thời gian đào tạo chuyên ngành từ 3 đến 5 năm tùy vào trình độ chuyên môn hiện tại của Bạn.

Nghiên cứu Công nghệ sinh học khá phức tạp, tỉ mỉ, công việc lúc nào cũng  xoay quanh những mẫu thí nghiệm, máy móc, tủ tài liệu nhưng cũng khá thú vị, ý nghĩa khi có thể sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.

Có nên du học ngành Công nghệ sinh học ở Nhật Bản?

Một số trường học tiêu biểu đào tạo về Công nghệ sinh học: ĐH Tokyo, ĐH Tohoku, Tokyo Institute of Technology, ĐH Tsukuba, ĐH Doshisha, ĐH Ritsumei, ĐH Keio, ĐH Waseda, ĐH Meiji.

Chi phí học ngành Công nghệ sinh học không có gì đặc biệt so với những khối ngành phổ thông khác nên mức học phí bình quân của các nhà trường khoảng 80.000 Yên Nhật.

Học tại Nhật bạn có thể vừa học vừa làm, chi phí học tập và sinh hoạt bạn có thể tự trang trải được nhờ vào việc đi làm thêm. Chính phủ Nhật cho phép các bạn đi làm 28 giờ mỗi tuần nên du học Nhật Bản với hình thức vừa học vừa làm đang được nhiều bạn lựa chọn thay cho việc học tập trong nước.

Cơ hội nghề nghiệp đối với nhân lực ngành Công nghệ sinh học

Phân tích cơ sở dữ liệu nội bộ của hơn 2000 công ty chuyên về công nghệ sinh học ở Nhật Bản cho thấy rằng, các công ty công nghệ sinh học thì tập trung thành cụm chủ yếu ở Tokyo sau đó đến Osaka/Kyoto/Kobe (Hyogo) với số lượng các công ty ít hơn ở Hokkaido và Nagoya.

Ngoài ra, trong khi có sự thành lập liên tục các công ty công nghệ sinh học trong suốt 75 năm qua ở Nhật Bản thì có 3 giai đoạn phát triển quan trọng được chỉ ra trong biểu đồ sau đây: Giai đoạn tái thiết sau chiến tranh, cuối thập niên 1980 khi các ngành công nghệ sinh học mới lần đầu tiên được đẩy mạnh và sau đó là trong một vài năm qua khi mỗi năm có hơn 50 công ty mới được thành lập.

Nếu về Việt Nam, có rất nhiều cơ hội dành cho các cử nhân/kỹ sư tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học, bao gồm cả các công ty nước ngoài chứ không chỉ riêng các doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty tư nhân chuyên môn. Thông thường, các công ty nước ngoài hay có các phòng lab để đánh giá chỉ tiêu nước thải hoặc mức độ độc hại của sản phẩm, vì thế nhu cầu tuyển dụng ở các vị trí này cũng khá nhiều và cần thiết. Còn đối với các doanh nghiệp trong nước chuyên về môi trường, xử lý nước thải, cây xanh… cũng luôn cần tuyển những nhân viên mới, có năng lực để tiếp cận các công nghệ hiện đại.

Một số các công ty nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng thường xuyên trong ngành này là: Unilever, Kimberly, San Miguel, Dutch Lady…

Sự phát triển của các công ty công nghệ sinh học tại Nhật Bản

Có nên du học ngành Công nghệ sinh học ở Nhật Bản?

Biểu đồ tỉ lệ thành lập các công ty công nghệ sinh học Nhật Bản 

Biểu đồ sau đã cho thấy rất rõ ràng là các công ty đã thành lập với quy mô lớn đã chuyển sang một số lĩnh vực công nghệ sinh học mới, nhưng trong lĩnh vực khai thác thương mại có tính sẵn sàng ít hơn, các công ty này hỗ trợ các mô hình spin-offs hoặc lập các dự án liều lĩnh. Các dự án mạo hiểm mới gần đây đã gặp các vấn đề giống như các vấn đề mà các dự án mạo hiểm về công nghệ sinh học mới đã gặp phải ở những nước khác , đó là thiếu sự quan tâm của thị trường và các hạn chế về nguồn tài trợ. (Mô hình Công ty spin-off là công ty tách một phần hoạt động của mình thành lập công ty mới độc lập. Cổ phần của công ty mới được chia cho các cổ đông hiện hữu của công ty.).

Bài viết cùng chuyên mục : 

– Những thăng trầm tâm lý du học sinh nào cũng trải qua

– 5 ngành được lựa chọn nhiều nhất khi du học Nhật

– Chuyện xin việc làm thêm ở Anh và những điều cần biết

Qua những đánh giá trên, chúng tôi thấy việc được học về Công nghệ sinh học ở Nhật quả thật đáng giá. Giúp chúng ta tiếp thu được những tiến bộ hàng đầu của ngành từ Nhật Bản. Quan trọng hơn, sau khi ra trường bạn có nhiều cơ hội việc làm đúng với chuyên môn ngay tại Nhật Bản hoặc trở về Việt Nam.

Đánh giá ngay
Back To Top