Giới thiệu chung nền giáo dục Singapore
Cập nhật vào 23/09
Hệ thống giáo dục tại Singapore được phát triển trên cơ sở mỗi sinh viên đều có những năng khiếu đặc biệt và sở thích riêng biệt. Hệ thống giáo dục ở đây đã áp dụng cách tiếp cận linh hoạt để giúp học sinh phát triển hết tài năng của bản thân.
·Giáo Dục Mầm Non
·Giáo Dục Tiểu Học
·Giáo Dục Phổ Thông Cơ Sở
·Giáo Dục Trung Học – Dự Bị Đại Học
·Cao Đẳng
·Viện Đào Tạo Kỹ Thuật
·Đại Học
Tiểu Học:
Trẻ em ở Singapore học 6 năm đối với Chương trình tiểu học, trong đó có 4 năm học Chương trình cơ sở từ lớp 1 đến lớp 4 và 2 năm học tiếp theo là Chương trình định hướng từ lớp 5 đến lớp 6.
Trong giai đoạn nền tảng, Chương trình học chính là tiếng Anh, ngôn ngữ mẹ đẻ và toán với các môn phụ như âm nhạc, nghệ thuật, thủ công, thể dục và các môn xã hội khác. Khoa học được dạy từ lớp 3. Để phát huy tối đa tiềm năng của học sinh, các em được xếp vào lớp theo khả năng của mình trước khi bước vao giai đoạn định hướng. Giai đoạn cuối lớp 6, các em phải qua kỳ thi hoàn tất Tiểu học (Primary School Leaving Examination – PSLE)
Chương trình học ở cấp tiểu học của Singapore đã được sử dụng như mô hình có tính quốc tế, đặc biệt là phương pháp giảng dạy trong môn toán. Các em học sinh nước ngoài được nhận vào các trường tiểu học tùy thuộc vào việc có chỗ học tại trường đó hay không.
Phổ Thông Cơ Sở:
Các trường phổ thông cơ sở tại Singapore được nhà nước tài trợ, trợ giúp hoặc có thể hoạt động độc lập. Học sinh phải học từ 4 đến 5 năm ở chương trình phổ thông cơ sở dưới 2 hệ: hệ đặc biệt (Special), cấp tốc (Express) hoặc hệ bình thường (Normal). Hệ đặc biệt và cấp tốc kéo dài trong 4 năm nhằm chuẩn bị cho các em thi lấy bằng GCE ‘O’ ( Singapore – Cambridge General Certificate of Education ‘Ordinary’). Học sinh theo học hệ bình thường có thể học chương trình văn hóa hay chuyên ngành kỹ thuật. Cả hai chương trình này đều chuẩn bị cho các em thi lấy bằng GCE ‘N’ ( Singapore – Cambridge General Certificate of Education ‘Normal’) sau 4 năm học và sau khi kết thúc chương trình này, học sinh học thêm một năm nữa để thi lấy bằng GCE ‘O’.
Chương trình giáo dục phổ thông cơ sở bao gồm các môn Anh ngữ, tiếng bản xứ, toán, khoa học và nhân văn. Vào năm thứ 3 bậc phổ thông cơ sở, các em học sinh chọn môn phụ cho mình tùy thuộc vào phân ban các em học như nghệ thuật, khoa học, thương mại hay chuyên ngành kỹ thuật.
Chương trình học ở bậc cơ sở của Singapore nổi danh trên thế giới về khả năng phát triển cho học sinh lối tư duy sâu và các kỹ năng trí tuệ. Học sinh nước ngoài được chấp nhận theo học chương trình phổ thông cơ sở tùy thuộc vào chỗ trống của các trường.
Giáo Dục Trung Hoc và Dự Bị Đại Học:
Sau khi đậu kỳ thi lấy bằng GCE ‘O’, học sinh có thể nộp đơn xin vào học tại trường Trung học theo chương trình dự bị đại học 2 năm hoặc đăng ký vào học tại 1 trường đào tạo tập trung theo chương trình dự bị đại học 3 năm. Trường trung học và trường đào tạo tập trung đều chuẩn bị cho học sinh thi vào đại học và xây dựng nền tảng cho chương trình học bậc đại học. Chương trình học bao gồm 2 môn bắt buộc có tên là Tiếng Anh nâng cao (General Paper) và tiếng bản xứ, đồng thời chuẩn bị tối đa cho các em thi Bằng GCE-A (Singapore-Cambridge General Certificate of Education ‘Advanced’ GCE ‘A’). Các môn thi bao gồm các môn thuộc ngành nghệ thuật, khoa học hoặc thương mại. Vào cuối năm học dự bị đại học các em sẽ thi lấy Bằng GCE ‘A’.
Học sinh ngoại quốc được ghi danh vào học tại các trường trung học và dự bị đại học nhưng tuỳ thuộc vào số lượng chổ dành cho học sinh quốc tế của mỗi trường.
Các Trường Cao Đẳng:
Các trường Cao đẳng được thành lập ở Singapore nhằm trang bị cho học sinh các ngành học thực hành ở bậc cao đẳng. Hiện tại có 5 trường Cao đẳng tại Singapore:
- Trường Cao đẳng Nanyang
- Trường Cao đẳng Ngee Ann
- Trường Cao đẳng Cộng hòa
- Trường Cao đẳng Singapore
- Trường Cao đẳng Temasek
Các trường cao đẳng đều có các khóa học đa dạng như cơ khí, kinh doanh, truyền thông đại chúng, thiết kế, thông tin viễn thông. Một số môn học chuyên ngành như ngành mắt, công nghệ hàng hải, hải dương học, điều dưỡng, giáo dục mầm non và phim ảnh dành cho những sinh viên mong muốn theo đuổi một nghề riêng cho mình sau này.
Sinh viên tốt nghiệp từ các trường cao đẳng thường được các nhà tuyển dụng tìm đến vì họ có thể hòa nhập ngay vào môi trường làm việc nhờ được trang bị một cách hoàn thiện các kỹ năng thực hành và kinh nghiệm liên quan đến nền kinh tế mới mà các em đang được học.
Viện Đào Tạo Kỹ thuật (ITE):
ITE là cơ sở đào tạo hệ sau phổ thông cơ sở dành cho các em học sinh mong muốn phát triển các kỹ năng và kiến thức về kỹ thuật trong các ngành công nghiệp đa dạng. Bên cạnh việc cung cấp chương trinh đào tạo toàn thời gian tại trường và các chương trinh thực tập cho những học sinh vừa tốt nghiệp trung học, ITE cũng cung cấp các chương trình học bổ túc dành cho những người đang đi làm.
Các trường Đại học:
Singapore có 3 trường Đại học và các trường đại học này đã cho ra trường những sinh viên tốt nghiệp nổi danh trên thế giới. Tại các trường này có rất nhiều cơ hội cho công tác nghiên cứu và cơ hội nhận học bổng.
- Trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS): Kể từ khi thành lập vào năm 1905, NUS đã phát triển thành một trường đại học toàn diện cung cấp chương trình học ở các ngành chính như khoa học, cơ khí, công nghệ, luật, nghệ thuật, khoa học xã hội và y học.
- Trường Đại học Công nghệ Nanyang (NTU): NTU được thành lập năm 1981 nhằm trang bị kiến thức cho giáo dục và công tác nghiên cứu bậc đại học trong các ngành cơ khí, đào tạo giáo viên và công nghệ. Kể từ khi saùp nhập với Viện Giaùo dục Quốc gia (NIE) – trường đã mở rộng chuyên ngành đào tạo ở các môn như kế toán, kinh doanh và tin học.
- Trường Đại học Quản trị Singapore (SMU): SMU thành lập năm 2000 dưới dạng là trường đại học tư đầu tiên chú trọng vào chương trình đào tạo về kinh doanh và quản lý.
Các Trường Đại học Quốc tế ở Singapore:
Ngoài các trường Đại học quốc gia, nhiều trường đại học nước ngoài hàng đầu thế giới đã có mặt ở Singapore. Các trường nước ngoài hàng đầu đó đã thiết lập trường sở (các viện đại học) hoặc có cộng tác/chương trình hợp tác với các trường đại học trong nước (liên hệ địa phương).
Các Đại học Hàng đầu Quốc tế có Học viên Châu Á đặt tại Singapore: INSEAD, Đại học Chicago, Trường Cao học Kinh doanh Duke, Trung tâm Quản trị SP Jain, ESSEC , Học viện Công nghệ Digipen Đại học Nevada, Las Vegas (UNLV), New York University Tisch School of the Arts Asia.
Các Đại học Hàng đầu Quốc tế Hợp tác với các Đại học Singapore:
- John Hopkins – http://www.bms.jhmi.edu/sin/default.htm
- Học viện Công nghệ Georgia – http://www.tliap.nus.edu.sg/
- Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) – http://web.mit.edu/SMA/
- Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania – http://www.research.smu.edu.sg/wsrc/
- Học viện Công nghệ Thiết kế – http://www.dti.nus.edu.sg/home/index.htm
- Học viện Khoa học & Công nghệ Đức – http://www.gist.edu.sg/
- Đại học Giao thông Thượng hải – http://www.nbs.ntu.edu.sg/Programmes/Graduate/sjtu-mba.asp
- Đại học Stanford – http://www.ntu.edu.sg/cee/ssp
- Đại học Waseda – http://www.waseda.ntu.edu.sg/
- Họv viện Công nghệ Ấn độ, Bombay – http://www.eng.nus.edu.sg/eir/news/index.php?id=109
- Trường Luật thuộc Đại học New York – http://www.nyulawglobal.org/students/NationalUniversityofSingapore.htm
- Đại học Cornell – http://www.cni.ntu.edu.sg/
Ngoài ra các trường Đại học quốc gia của chúng tôi như Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Công nghệ Nanyang cũng có các chương trình hợp tác với trên 16 trường khắp nơi trên thế giới. Trong đó có: Đại học St. Gallen (Thụy sĩ), Đại học Đông y Bắc kinh, ESIEE (Pháp), Đại học Quốc gia Úc, Đại học Melbourne (Úc), Đại học Illinois Urbana-Champaign (Mỹ), Trường Quản trị Anderson thuộc UCLA (Mỹ), Đại học Điện (Supelec) (Pháp), Đại học Bắc kinh (Trung quốc), Học viện Karolinska (Thụy điển), Đại học Basel (Thụy sĩ), Đại học Kỹ thuật Đan mạch, Đại học Hoàng gia London, Đại học Thanh hoa (Trung quốc), Đại học Pierre Et Marie Curie, Đại học Paris Sud và Grandes Écoles của Pháp.
Còn có cả các học viện chuyên môn nước ngoài ở Singapore đã có học đường ở đây hoặc có cộng tác với các trường cao đẳng địa phương; các cơ sở này cho phép sinh viên cao đẳng theo học các khóa lấy bằng đại học ở các khóa học liên quan sau khi đã hoàn thành chương trình chứng chỉ ở các trường cao đẳng.