8 ngành học được săn đón nhiều tại Mỹ
Cập nhật vào 16/02
Không những là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, Mỹ còn là địa chỉ du học đáng mơ ước của nhiều du học sinh. Hãy cùng xem, ở mảnh đất “màu mỡ” này, ngành học nào đang nhận được sự săn đón nhiều nhất tại đây nhé.
1. Nông nghiệp
Vì Mỹ quá rộng lớn về mặt địa lí nên sự “thịnh vượng” của các lĩnh vực cũng phát triển theo từng khu vực. Chẳng hạn nông nghiệp phát triển ở khu vực Midwest (Trung Tây) (ngô và lúa mì), các tiểu bang chạy dọc Đại Tây Dương (trái cây và rau), phía Nam và tây Nam (cây bông) và miền nam lại cực thịnh về thuốc lá. Về công nghiệp xe ô tô, hai khu vực nổi tiếng nhất là Michigan và Detroit trong khi công nghiệp sáng tạo thường tập trung ở bang New York.
Những nền công nghiệp nổi tiếng khác của quốc gia này là dược và hàng không. Trong đó, công nghiệp dược phẩm là một trong những ngành có nhiều đóng góp nhất cho GDP của Mỹ. 10 công ty hàng đầu trong lĩnh vực này là Dow Chemical, Dupont, ExxonMobil, Huntsman Corp., General Electric, BASF, Chevron-Philips, PPG Industries, Equistar Chemicals và Shell Oil.
Xem thêm: So sánh du học Mỹ và du học Úc
Nhắc đến Mỹ, không thể không nhắc tới vùng công nghiệp Silicon Valley, nơi đặt nền móng cho công nghiệp truyền thông và máy tính. New York, California, Ohio và Texas hiện nay cũng là những những bang phát triển về công nghiệp.
2. Hàng không
Ngành công nghiệp hàng không đã tạo công ăn việc làm cho 657.700 nhân công vào năm 2008. Ngành công nghiệp này không hề bị tác động bởi các cuộc khủng hoảng mà thậm chí còn phát triển về những mặt hàng như máy bay dân dụng và thiết bị quân đội. Các ngành nghề đầy tiềm năng trong lĩnh vực này là cơ sở hạ tầng, nghiên cứu không gian, hệ thống vận tải hàng không, vệ tinh dựa trên hệ thống kiểm soát vận tải và hệ thống kĩ sư hàng không bằng khoa học điện tử.
3. Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe và Y tế, là ngành quan trọng ở Mĩ, đạt đến 3.2 triệu việc làm trong thời kì từ 2006 đến 2016. Nhân công trong lĩnh vực này thường ở lại làm việc trong một thời gian dài hoặc chuyên môn hóa công việc của mình.
4. Kế toán – tài chính
Đế chế tài chính Mỹ đóng vai trò chủ chốt trong nền tài chính toàn cầu, một khi tài chính Mỹ khủng hoảng, cả thế giới sẽ lao đao theo. Với tầm quan trọng đó, kế toán tài chính chưa bao giờ hết “nóng” trong thị trường tuyển dụng ở Mỹ. Các công việc như Quản lí tài chính, Quản lí rủi ro, Ngân hàng đầu tư, Bảo hiểm và phân tích tài chính luôn cần thêm người ở hiện tại cũng như trong tương lai gần.
Góc đời sống: Đi du học, bạn hẳn đã có những lúc tiếc nuối vì trước đây dành ít thời gian hơn cho gia đình. Bạn tự nhiên nhớ những món ăn mẹ nấu. Những lúc chùn chân mỏi gối, bạn nhớ ra nhiều bài học bố đã từng dạy. Hãy cùng Gia Linh hồi tưởng lạ những công lao to lớn của mẹ cha qua bài viết Đôi quang gánh của Mẹ nhé!
5. Công nghệ sinh học
Ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học sẽ cần khoảng 90.000 công việc mới trong thời gian tới. Công nghệ sinh học là ngành tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới.
6. Xây dựng
Các công trình nhà ở có sự sụt giảm tuy nhiên tổng thống Obama cũng đã đưa ra một số kế hoạch nhằm vực dậy lĩnh vực này. Các dự án xây dựng giao thông vận tải quan trọng (Interstate 94) minh chứng cho sự trở lại của ngành xây dựng.
7. Thiết kế máy tính, thông tin truyền thông
Sự mở rộng của Internet không dây, truyền thông số và dữ liệu đã tạo nên nhiều thị trường mới mẻ. Cơ hội việc làm trải rộng ra các lĩnh vực lập trình, kĩ sư máy tính, hệ thống phân tích, phân tích dữ liệu truyền thông và kĩ sự thông tin. Các công ty máy tính lớn đặt tại Hoa Kỳ cũng là lí do nước này luôn chào đón các nhân viên trình độ cao tốt nghiệp tại các trường danh tiếng.
8. Hóa và dược phẩm
Ngành công nghiệp này khá ổn định trong thời điểm khủng hoảng tài chính. Các dược phẩm cho các căn bệnh như Alsheimer và điều trị ung thư cũng như các loại thuốc phòng bệnh giúp ích rất nhiều cho việc duy trì sự tăng trưởng của ngành công nghiệp này. Cơ hội việc làm đặc biệt nằm ở hai lĩnh vực bioinformatics (tạm dịch: Tin sinh học) và nano technology (công nghệ Nano).