Skip to content

Xin visa du học Singapore dễ hay khó?

Cập nhật vào 16/02

Visa là chìa khóa để bạn hiện thực hóa giấc mơ du học Singapore của bạn. Đây cũng là “công đoạn’ đòi hỏi ở bạn đầu tư nhiều thời gian và tâm huyết nhất. Rất nhiều bạn đã phải trì hoãn việc du học của mình vì không được cấp visa. Nguyên nhân là gì và làm thế nào để khắc phục nó? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Vì sao bạn bị từ chối cấp visa?

Nguyên nhân xuất phát từ hồ sơ của bạn

Hồ sơ du học đóng vai trò quyết định rất lớn trong việc bạn có được cấp visa hay không. Một trong những nguyên nhân về hồ sơ du học khiến visa của bạn bị đánh trượt là thông tin không rõ ràng. Điển hình như việc nhầm lẫn giữa địa chỉ nhà ở hiện tại và địa chỉ ghi trên hộ khẩu, thành tích học tập không khớp với những gì được khai báo, bằng cấp và bảng điểm chưa công chứng… Bạn cũng cần lưu ý hạn nộp hồ sơ và nên nộp sớm ít nhất 3 tháng trước khi khóa học bắt đầu. Hồ sơ nộp muộn sẽ để lại ấn tượng xấu với người phỏng vấn.

Tham khảo thêm: Bạn đã biết cách tiết kiệm tiền khi đi du học tự túc ở Singapore?

Chọn trường học không phù hợp với năng lực bản thân

Xin visa du học Singapore dễ hay khó?

Môi trường học tập tại Việt Nam có ít điều kiện cho bạn định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chọn trường và ngành học không phù hợp. Dù có năng lực và bảng điểm tốt đến cỡ nào, nếu không chứng minh được bản thân phù hợp với ngành đăng ký, bạn khó được cấp visa. Ngoài ra khi nộp hồ sơ xin visa, bạn nên tìm hiểu kĩ yêu cầu đầu vào của trường bạn đăng ký. Ai cũng mong muốn học tập tại những ngôi trường hàng đầu như Havard, Yale… nhưng không phải hồ sơ học tập nào cũng đạt tiêu chuẩn đó. Vì vậy hãy “biết mình biết người” và nâng cao khả năng được cấp visa bằng cách cho thêm vào danh sách nộp hồ sơ du học 1 đến 2 trường thích hợp.

Trả lời phỏng vấn chưa thuyết phục

Kết quả phỏng vấn là một điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến việc xin visa du học của bạn. Những địa điểm phỏng vấn visa du học như CampusFrance, Đại sứ quán… sẽ luôn cấp chứng nhận sau mỗi lần phỏng vấn. Tuy nhiên điều này không nói lên kết quả phỏng vấn của bạn có tốt hay không và dễ khiến bạn nhầm lẫn bạn đã phỏng vấn tốt. Để khắc phục điều này, bạn cần chuẩn bị các kỹ năng và câu hỏi hay gặp khi phỏng vấn xin visa du học. Quan trọng hơn cả là việc thể hiện vốn ngôn ngữ tốt và trả lời một cách lưu loát, đầy nhiệt huyết về giấc mơ du học của mình nhằm gây ấn tượng tốt với người phỏng vấn.

Bạn có biết lý do vì sao khi đi xin visa thường bị từ chối không? Tham khảo bài viết Ba nguyên nhân thường gặp khi bị từ chối Visa du học Anh.

Không chứng minh được vấn đề tài chính của mình

Các lỗi bạn có thể gặp phải khi chứng minh tài chính như: không chứng minh được mối quan hệ nhân thân giữa người đi du học và người chi trả tài chính, sổ tiết kiệm không đủ. Bạn rất nên lưu ý đến tỉ giá của tiền bởi điều này có thể ảnh hưởng đến số tài khoản trong sổ tiết kiệm của bạn. Có thể bạn đã tính đủ bằng Việt Nam đồng nhưng khi quy đổi sang ngoại tệ, tiền sụt giá có thể làm sổ tiết  kiệm của bạn bị thiếu. Để đảm bảo, khi làm sổ tiết kiệm chứng minh tài chính, bạn nên cộng dư thêm vào tài khoản con số mà nhà trường yêu cầu.

Xin visa du học Singapore dễ hay khó?

Ngoại ngữ chưa tốt

 Mỗi quốc gia có một yêu cầu đầu vào ngoại ngữ khác nhau khi xin visa du học. Thông thường để đạt điều kiện đi du học ở các nước nói tiếng Anh, bạn cần ít nhất Ielts 5.0 cho các khóa học A level, dự bị đại học và 6.0 hệ sau đại học. Đối với du học Pháp, bạn cần có tối thiểu 350-400 TCF (hoặc DELF B2), với sinh viên học bằng tiếng Anh tại Pháp, yêu cầu tối thiểu 200đ TCF (DELF A2). Đối với du học Nhật Bản, bạn cần chứng chỉ tiếng Nhật cấp N5 hoặc tương đương. Một điểm cần lưu ý là dù điểm tổng cao nhưng một trong 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết có điểm quá thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến việc xin visa. Nếu không tự tin với vốn ngoại ngữ của mình, tốt nhất bạn nên tham dự một số khóa học dự bị đại học hoặc dự bị thạc sĩ.

Khi quyết định đi du học, bạn cần tìm hiểu kỹ các điều kiện cần thiết để hồ sơ xin du học thành công. Bài viết Các điều kiện để đi du học rất có ích cho bạn đấy.

2. Bí quyết để phỏng vấn visa thành công

Bên cạnh các yếu tố như chuẩn bị hồ sơ hoàn chỉnh nhất, chứng minh rõ ràng được nguồn tài chính của mình. Thì kết quả trong buổi phỏng vấn cũng là nhân tố cực kỳ quan trọng.

Vì thế bạn cần:

Hãy trang bị cho mình đầy đủ thông tin về học bổng, về chương trình mà bạn đang nộp hồ sơ. Đọc đi đọc lại toàn bộ các thông báo về nội dung, đối tượng, thời gian, lĩnh vực… mà chương trình có đề cập đến.

Câu hỏi thường gặp nhất vẫn là: “Vì sao bạn nghĩ bạn là người thích hợp với học bổng này?”. Hãy đưa ra một câu trả lời gắn gọn nhưng đủ sức thuyết phục họ rằng: Bạn là người phù hợp nhất, họ sẽ không sai lầm khi chọn bạn!

Hãy tập luyện khả năng diễn đạt của mình để có thể trình bày quan điểm, ý tưởng một cách gãy gọn, trôi chảy. Giữ trạng thái tâm lý vững vàng, ổn định, thoải mái cũng là điều rất cần thiết. Có một tâm lý tốt bạn mới có thể tập trung tư tưởng để lắng nghe và trả lời đúng trọng tâm từng câu hỏi. Vì dù cho bạn có thông minh đến đâu đi nữa nhưng nếu thiếu bình tĩnh, tự tin, trả lời phỏng vấn lúng túng, không rõ ràng sẽ vô tình tạo ra sự nghi ngờ, không đáng tin cậy.

Bên cạnh đó, ngôn ngữ cơ thể cũng là điều đáng để bạn quan tâm trước khi bước vào phòng phỏng vấn. Ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, phong cách nhấn mạnh từ ngữ, luận điểm quan trọng sẽ làm cho người nghe dễ tiếp cận với câu trả lời hơn là việc “thao thao bất tuyệt”, nói từ đầu đến cuối những gì có trong đầu bạn, không cần biết nhìn, không cần biết người đối diện có muốn nghe nữa hay không.

Một điều tối kị là đến muộn vào buổi phỏng vấn. Dù cho bạn có bất cứ lý do chính đáng nào đi nữa thì người phỏng vấn cũng có cảm giác khó chịu và cho rằng bạn không có ý định nghiêm túc trong việc xin học bổng.

Một bộ quần áo đơn giản, lịch sự, gọn gàng bao giờ cũng là sự lựa chọn tốt nhất vào ngày bạn đi phỏng vấn. Và một điều nho nhỏ nhưng bạn cố gắng đừng vì quá lo lắng mà quên mất – đó là lời “cảm ơn” và “chào tạm biệt” sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc.

 

Đánh giá ngay
Back To Top