Làm thế nào để giảm áp lực cho trẻ ôn thi đại học?
Cập nhật vào 16/02
Ôn thi đại học là quãng thời gian quan trọng của mỗi người vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của bạn và cũng là thời điểm áp lực nhất.
Nguyên nhân đâu mà sinh ra những áp lực của các bạn đang ôn thi đại học? Làm thế nào để giảm thiểu những áp lực này? Hãy cũng gialinh.edu.vn giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết dưới đây.
Áp lực cho học sinh ôn thi đại học là từ đâu?
Áp lực trong quá trình ôn thi đại học một phần cũng chính do bản thân các em tạo ra
Từ thầy cô, bạn bè
Đây là quãng thời gian gấp rút và vô cùng quan trọng. Thầy cô luôn sốt sắng các bài giảng, học sinh trong lớp thì ngày ngày cắp sách tới trường, tối về cắp sách tới các trung tâm luyện thi, người thì thuê gia sư luyện thi đại học.
Nhiều bạn còn không thể dành cho mình những quãng thời gian nghỉ ngơi đúng nghĩa, lúc nào trong đầu cũng chỉ nghĩ về đề thi và đáp án.
Từ chính cha mẹ của học sinh
Các bậc phụ huynh luôn đặt kỳ vọng vào con, mong cho con sẽ học thật tốt, có một công việc trong tương lai để có thể tự nuôi sống bản thân. Ngày đêm cha mẹ đều dặn dò , chăm lo con em mình, điều này vô hình chung lại đang đặt áp lực lên con cái.
Áp lực từ chính bản thân các em học sinh
Các em luôn cảm thấy lo lắng, căng thẳng, run rẩy khi trước mắt phải đối mặt với bài thi, áp lực nặng nề. Kiến thức có thể đã học nhưng áp lực tâm lý trước khi thi mới là điều kinh khủng nhất. Nhiều sĩ tử dự thi đại học đã ngất khi vào làm bài trong phòng thi cũng bởi tâm lý như vậy.
Có thể bạn quan tâm: Top 10 trường THPT dân lập tốt nhất ở Hà Nội.
Các cách giảm áp lực cho học sinh ôn thi đại học
Tham gia các hoạt động tập thể, vui chơi, giải trí cũng là cách hữu hiệu để giảm áp lực cho học sinh đang ôn thi đại học
Các em không nên học liên tục trong thời gian dài
Não bộ chỉ nên hoạt động liên tiếp 2 – 3 tiếng, mắt khi nhìn lâu cũng sẽ sinh mỏi mệt. Sau khoảng thời gian này, các em nên dừng việc suy nghĩ, để não bộ thư giãn bằng cách nghe nhạc, đi dạo hoặc nhắm mắt lại để nghỉ ngơi khoảng 10 – 15 phút.
Nắm chắc các kiến thức trong sách giáo khoa
Ôn thi đại học là một quá trình kéo dài chứ không phải ngày một ngày hai là có thể hoàn thành. Để có thể làm được tốt bài thi, học sinh cần trang bị tất cả các kiến thức trong sách giáo khoa và áp dụng mở rộng.
Đề thi đại học đều bắt nguồn từ sách giáo khoa, học sinh cần hiểu rõ điều này, đừng nên ôn thi các dạng đề quá xa rời so với sách, cần bám chắc theo sách để ôn.
Lên kế hoạch cho từng ngày học
Việc các em cứ cố nhồi nhét một lượng kiến thức tương đối lớn trong một khoảng thời gian ngắn là không khoa học và hiệu quả, học sinh nên chia tách các nội dung ôn luyện mỗi ngày. Việc này vừa giúp giảm áp lực ôn thi, vừa đảm bảo một lượng kiến thức tiếp thu mỗi ngày, tránh quá tải và rơi rớt kiến thức.
Hiểu sâu về từng nội dung
Để có một kiến thức tốt để hoàn thiện bài thi, học sinh cần hiểu sâu, cốt lõi của vấn đề bài học chứ không phải học vẹt. Những kiến thức này có thể chính là xương sống của đề thi.
Ví dụ chẳng hạn với đề thi đại học môn toán, xương sống chính là các công thức toán học.
Có thể nhờ sự trợ giúp của gia sư ôn thi đại học
Những gia sư ôn thi đại học là những người đi trước, họ cũng là những người đã từng trải qua các kỳ thi đại học. Gia sư có thể đưa các lời khuyên chính xác nhất và chân thực nhất cho bạn khi làm bài thi.
Sắp xếp những quãng thời gian vui chơi, giải trí
Tham gia các hoạt động tập thể, tập luyện thể dục thể thao, vui chơi cùng bạn bè… cũng là một biện pháp hiệu quả để các em được nghỉ ngơi, giảm bớt căng thẳng, áp lực sau khoảng thời gian ôn luyện.
Thông tin bài viết được chia sẻ bởi https://giasuviet.com.vn/gia-su-toan-lop-12.html.