skip to Main Content

10 lý do khiến con bạn học tiếng Anh “mãi không giỏi”

Cập nhật vào 16/02

Bạn đang thắc mắc con bạn học tiếng Anh nhiều năm, nắm lượng lớn lý thuyết nhưng luôn cảm thấy mình thiếu tự tin, thiếu vốn từ và không thể phản xạ khi gặp người nước ngoài, vậy nguyên nhân là do đâu?

Bài viết dưới đây, gialinh.edu.vn sẽ giúp bạn giải đáp cho câu hỏi lý do khiến con bạn học tiếng Anh “mãi không giỏi”, từ đó bạn có thể tìm ra biện pháp khắc phục hữu hiệu.

1. Có tâm lý áp lực khi học tiếng Anh

Nhiều bạn thường có tâm lý sợ tiếng Anh, cho rằng tiếng Anh khó, quá nhiều công thức, lý thuyết, cấu trúc mà học mãi vẫn không thu nạp được. Chính lý do đó là một rào cản cho việc học tiếng Anh tốt hơn, tâm lý sợ hãi và tự tạo áp lực cho mình sẽ khiến con bạn không dám vượt qua, không muốn cố gắng để có được kết quả tốt hơn. Khi trong đầu hình thành những suy nghĩ tiêu cực, việc học tiếng Anh sẽ bị ảnh hưởng và chắc chắn con bạn dù học đến đâu cũng không thể giỏi hơn.

Có tâm lý áp lực khi học tiếng Anh

2. Học ngữ pháp quá nhiều

Phương pháp học tiếng Anh sai lầm chính là luôn học ngữ pháp. Đừng nghĩ rằng con bạn liên tục học thuộc các cấu trúc ngữ pháp, một đống quy tắc chia động từ, thì,… lâu lâu lại thấy quên và càng học nhiều càng thấy ngữ pháp tiếng Anh rối rắm, phức tạp nhiều điều bất quy tắc. Và khi họ dành nhiều thời gian cho việc học ngữ pháp, họ sẽ bỏ qua các kĩ năng khác như kĩ năng nghe, kĩ năng nói – những kĩ năng quan trọng nhất trong việc giao tiếp.

3. Học từ vựng đơn lẻ

Học rất nhiều từ vựng nhưng học từng từ đơn lẻ. Nếu con bạn luyện theo cách này, kết quả sẽ là học đâu quên đấy, học trước quên sau, không có hệ thống và không áp dụng được khi làm bài thi. Khi làm bài thi, chắc chắn con bạn sẽ cảm thấy bất lực vì có quá nhiều từ mới, không biết từ đó sẽ đi với giới từ gì, được sử dụng trong trường hợp như thế nào. Những kiến thức này chỉ có thể thu nạp được khi học cả cụm từ, lấy nhiều ví dụ câu, học sâu ngữ nghĩa thì bạn mới có thể ghi nhớ.

Học từ vựng đơn lẻ

Nếu bạn cảm thấy không nên cho con học ngoại ngữ quá sớm, hãy thay đổi ngày suy nghĩ này, bởi khi trer tầm 5 tuổi là khoảng thời gian tốt nhất để học thêm các ngoại ngữ khác. Có thể tham khảo thêm chia sẻ 8 lý do nên cho trẻ học tiếng Anh từ lứa tuổi mầm non

4. Không kiên trì học

Trên thực tế, nhiều bạn học tùy hứng và không đều đặn. Việc học tiếng Anh cần phải được bồi đắp thường xuyên, hàng ngày thì mới có thể tiến bộ. Vì đây không phải là ngôn ngữ chính mà con bạn sử dụng nên sẽ rất nhanh quên. Nếu như trẻ chỉ học tùy hứng, hôm nay học hàng tiếng, nhưng ngày hôm sau, hôm kia không thèm đụng đến thì chắc chắn không thể nhớ được kiến thức cũ. Và tất nhiên là con bạn không thể giao tiếp được.

5. Không thực hành kĩ năng giao tiếp

Học tiếng Anh câm và không hề chú trọng 2 kĩ năng nghe và nói. Tức là mọi suy luận ngôn ngữ đều diễn ra trong đầu thầm lặng không được rèn luyện. Tai không mấy khi nghe tiếng Anh, miệng cũng không giao tiếp tiếng Anh thường xuyên, tay thì mải mê điền đáp án cho những câu hỏi trong các cuốn sách tiếng Anh…

Không thực hành kĩ năng giao tiếp

Những người này thường rất tự tin rằng tiếng Anh của mình thật là chắc chắn, nhưng sự thật là khả năng nghe và nói tiếng Anh của họ rất tệ. Con bạn chỉ có thể điền từ, chia động từ, hay đọc hiểu. Nhưng đến khi gặp người bản địa, chắc chắn họ chẳng thể hiểu nổi những người bản địa ấy nói gì và bản thân họ cũng không thể giao tiếp.

Hãy tìm cách khiến con bạn có hứng thú hơn trong việc học tiếng anh với những chia sẻ 10 cách hay giúp trẻ hứng thú với việc học tiếng Anh

6. Sợ nói sai

Nhiều người nghĩ muốn nói được phải nắm chắc ngữ pháp, nhưng quá chú trọng ngữ pháp mà không dám nói, sợ hãi nói sai thì không bao giờ họ giỏi tiếng Anh được. Tiếng Anh vốn có rất nhiều yếu tố ngôn ngữ khó học thuộc hết được và không theo quy tác nào, ngay cả khi thuộc được vài điều ngoại lệ đó thì người ta cũng sẽ bị quên rất nhanh. Và khi nói, họ luôn phải suy nghĩ trong đầu sắp xếp câu như thế nào, phải dùng thì gì, chia động từ thì sẽ ra sao,…điều đó dẫn đến phản xạ kém, giao tiếp chậm và sợ sai nên không dám nói.

Bạn nên luyện cho con bạn tích cực viết, tích cực nói, chấp nhận mắc lỗi, luôn có ý thức sửa lỗi thì mới làm cho ngữ pháp tiếng Anh của người học trở nên hoàn thiện cả trên mặt giấy cũng như trong lời nói.

7. Không có mục tiêu khi học

Bạn nên hướng con bạn học đến một mục tiêu nhất định. Việc học không có mục tiêu là nguyên nhân khiến nhiều người học tiếng Anh không bao giờ đến đích. Phần lớn người học tiếng Anh không đặt mục tiêu bằng con số cho mình, và vì vậy họ không xác định được khối lượng kiến thức cần học và thời gian rèn kỹ năng cần phải đầu tư. Do đó họ không có động lực và đích để giỏi tiếng Anh.

Nếu bạn cần gia sư giỏi dạy kèm cho con tại nhà, hãy đến Trung tâm gia sư Việt, tại đây có đội ngũ gia sư lớp 2 chất lượng hàng đầu Hà Nội. Chi tiết về dịch vụ bạn hãy xem tại https://giasuviet.com.vn/gia-su-lop-2.html

Không có mục tiêu khi học

8. Không có phương pháp học phù hợp

Tiếng Anh là một môn học cần phải có một phương pháp học cụ thể và phù hợp để học có lộ trình, phát triển đều 4 kĩ năng, trải dài các bài học phong phú hơn. Phương pháp học cụ thể sẽ làm cho người học đều đặn thực hiện hơn là hôm nay thích thì học cái này, mai học chủ đề khác. Việc học không có hệ thống, không có phương pháp sẽ dẫn đến trạng thái chán nản, không thể tiến bộ.

9. Chỉ học tiếng Anh trong sách vở

Tiếng Anh là một ngôn ngữ, chính vì vậy mà tính ứng dụng của nó rất nhiều trong đời sống, học tiếng Anh là tìm hiểu một nền văn hóa mới, trong đó không chỉ là cách giao tiếp hoặc là văn bản đọc khô khan trong sách vở. Hãy thường xuyên nghe nhạc, xem phim nước ngoài có phụ đề tiếng Anh, luyện kĩ năng nghe, học hỏi phong cách giao tiếp và dùng từ của người bản địa khi họ nói chuyện với nhau trong từng ngữ cảnh. Đây là cách vừa tạo hứng thú vừa có hiệu quả lớn.

Chỉ học tiếng Anh trong sách vở

10.  Không rèn luyện kĩ năng thường xuyên

Nhiều người học giỏi tiếng Anh và đã thi lấy bằng, có được một trình độ tiếng Anh nhất định, nhưng do hoàn cảnh không cho họ tiếp xúc với tiếng Anh nhiều khiến cho những thứ tích lũy được bị lãng quên dần, phản xạ giao tiếp cũng kém dần, kiến thức và cấu trúc ngữ pháp dần bị mai một. Sau một thời gian, họ trở nên khó khăn với thứ tiếng mình đã từng học tốt. Chính vì vậy, học tiếng Anh là phải dùng thường xuyên, liên tục bồi đắp và sử dụng như một ngôn ngữ thứ 2 để không bao giờ quên.

Đánh giá ngay
Back To Top