Làm thế nào để trẻ mầm non không “sợ” đến lớp?
Cập nhật vào 16/02
Đi học là bước ngoặt mới trong cuộc sống của trẻ, các bé được bước đến một môi trường mới, nơi không có những người thân quen với bé bên cạnh, với nhiều nếp sinh hoạt mới, chắc chắn sẽ làm bé ngỡ ngàng và sợ hãi.
Khi bé mới đi nhà trẻ, xa rời ngôi nhà và vòng tay cha mẹ quen thuộc, bé thế nào cũng cảm thấy lạ lùng, sợ hãi, phần lớn các cháu đều quấy khóc.
Có bé chỉ quấy khóc ở vài buổi đầu và rất nhanh hòa nhập, có bé lại mất cả tháng nhưng vẫn quấy khóc, sợ hãi mỗi khi đến lớp, các bậc cha mẹ cần phải tìm hiểu rõ và tạo tâm lý cho bé thoải mái và tự tin khi đến lớp.
Bài viết dưới đây, gialinh.edu.vn sẽ chia sẻ một số cách giúp trẻ không bị bệnh “sợ đến lớp”.
Nhiều trẻ bị mắc bệnh sợ đến lớp khi vào tuổi đi học
Chuẩn bị tâm lý cho bé
Ngày đầu tiên đi học thường được ví như các bé bước sang một giai đoạn mới, tiếp xúc với một môi trường mới, học hỏi những điều mới, làm quen và kết thân với những bạn học cùng lứa tuổi. Vì vậy mà trẻ nào cũng có tâm lý hồi hộp, mong chờ được đi học, nhưng khi đi học đã làm bé sợ thì những buổi sau sẽ rất vất vả để bé đi học.
Vì thế, trước khi đưa bé đi nhà trẻ cha mẹ phải chuyện trò, giảng giải cho bé hiểu để bé cảm thấy đỡ lo sợ. Cha mẹ có thể thường xuyên nói với bé về ý nghĩa của việc đi học, ở trường có cô giáo và rất nhiều bạn bè, có nhiều đồ chơi mới mà nhà không có, con có thể học hát, học múa, học vẽ, nghe cô giáo kể chuyện,… tất cả những điều mới có trong sở thích của bé để bé cảm thấy hứng thú.
Tuyệt đối không lấy việc đi nhà trẻ để dọa nạt bé, khiến bé có tâm lý sợ hãi.Bởi vì bố mẹ lấy việc đi nhà trẻ để dọa bé, thì bé sẽ cho là nhà trẻ là nơi rất đáng sợ, nên không muốn đi. Nếu như có điều kiện, có thể dẫn bé đến thăm trường mầm non để bé trực tiếp tìm hiểu và cảm thấy đi học vui hơn ở nhà.
Nếu bạn có ý định thuê gia sư văn dạy cho con tại nhà, hãy đến với Trung tâm gia sư Việt, đội ngũ gia sư giỏi tại đây sẽ làm bạn hài lòng. Chi tiết về dịch vụ bạn có thể xem tại https://giasuviet.com.vn/can-tim-gia-su-gioi-mon-van-day-kem-tai-nha.html
Đối với việc những ngày đầu đi nhà trẻ bé khóc trông rất đáng thương, cha mẹ nhất định phải kiềm chế tình cảm, thái độ phải cương quyết. Có một số bà mẹ cũng khóc theo con, như vậy không có lợi cho bé, bạn càng quyến luyến thì bé lại càng khóc thậm tệ hơn, vì nếu cha mẹ không rời đi khỏi tầm mắt của bé thì bé cũng sẽ cảm thấy bố mẹ không yên tâm khi để bé ở lại trường. Thường thì bố mẹ có quyết tâm cho con đi học đều đặn, thì chỉ một hai tuần là bé thích ứng với cuộc sống ở trường và hầu như không quấy khóc nữa.
Nếu bé nhà bạn học tiếng Anh mãi không có hiệu quả, hãy tham khảo xem có thuộc những trường hợp sau đây không nhé: 10 lý do khiến con bạn học tiếng Anh “mãi không giỏi”
Trò chuyện nhiều hơn và hiểu những vấn đề của bé
Trong ngày đầu bé đi nhà trẻ và cả khi bé đã quen, cha mẹ cũng nên thường xuyên chuyện trò với bé, để bé có hứng thú với môi trường của trường học và bé thấy mình luôn được cha mẹ quan tâm. Chẳng hạn hỏi bé ở trường có chuyện gì vui không? Rồi nhấn mạnh những việc này để tạo hứng thú của bé, tạo động lực cho bé.
Thế nhưng, nếu bé đi học đã hơn một tháng mà vẫn không thích ứng được với cuộc sống tập thể, từ lúc sáng ngủ dậy hoặc tối hôm trước đã tỏ ra rất sợ đi học, đến cửa lớp không chịu vào, ở lớp không chịu ăn cơm, không chơi với các bạn thì cha mẹ bé phải kịp thời trao đổi với cô giáo để phân tích rõ nguyên nhân: Do bé không tự lực cánh sinh được, không gần gũi với các bạn, hay thái độ của cô giáo không được ân cần …… Cha mẹ phải phối hợp với cô giáo, nêu ra phương án thích hợp với bé để bé có thể thay đổi.
Có nhiều cháu mới đi học thường xuyên bị cảm, sốt, nếu nặng còn dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi, mà trong mùa đông lại càng nổi bật. Cha mẹ phải quan sát tình hình sức khỏe của bé, thấy bé mệt không nên thúc ép bé đi học, cũng không nên cho bé mặc quá nhiều quần áo vào mùa đông khiến bé dễ bị cảm.
Cha mẹ thấy bé có dấu hiệu sợ hãi cũng nên xem bé ở trường chơi với các bạn có vui vẻ, có bị bắt nạt hay không, thì cha mẹ nên mách cô giáo, hay dạy bé cách giải quyết nếu bé đã có thể tự ứng phó. Tất nhiên là biện pháp đưa ra là đúng đắn và có hiệu quả. Sinh hoạt trong môi trường tập thể lâu hơn, chắc chắn dần dần bé sẽ học tập được cách giao tiếp với các bạn.