Skip to content

Giúp cha mẹ “đọc vị” tâm lý trẻ 8 tuổi

Cập nhật vào 16/02

Sự phát triển tâm lý của trẻ có những bước chuyển khác nhau ở mỗi độ tuổi. Đối với trẻ 8 tuổi đã có sự trưởng thành trong suy nghĩ, trẻ sẽ dần hình thành ý thức cá nhân, chú ý hơn đến tính kỷ luật. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu rõ hơn về tâm lý trẻ 8 tuổi với những sự phát triển nổi bật.

Sự phát triển trong tính cách của trẻ 8 tuổi

Khi 8 tuổi trẻ sẽ nghĩ rằng mình đã biết nhiều điều và ứng xử như người biết tất cả mọi thứ. Trẻ thích tranh luận, chỉ trích người khác, có xu hướng cáu giận, thô lỗ với cha mẹ, anh chị em và bạn bè. Vì vậy khoảng thời gian này cha mẹ cần chú ý để giáo dục tính cách cho con trẻ.

Thời điểm này trẻ sẽ có sự phát triển nhận thức chủ quan về bản thân, chúng cũng bắt đầu nhận ra rằng có sự cách biệt giữa cảm xúc bên trong và biểu hiện bên ngoài. Cha mẹ nếu để ý thấy sẽ thấy con mình không phải lúc nào cũng điều khiển được tốt, những cảm nhận về bản thân và mọi người.

Sự phát triển trong tính cách của trẻ 8 tuổi

Biểu hiện của tình trạng này có thể là trẻ thường cảm thấy thiếu thốn và không hạnh phúc, trẻ đổ lỗi cho người khác nếu có gì tồi tệ xảy ra, trẻ sẽ khóc lóc và tỏ thái độ bất cần nếu làm việc gì sai rồi bị chỉ trích,…

Những thay đổi về mặt tình cảm của trẻ

Lứa tuổi này trẻ có xu hướng thông cảm và bao dung với mọi người xung quanh. Trẻ sẽ nhanh chóng chơi thân với những người thường xuyên tiếp xúc như các bạn cùng lớp, những người hàng xóm,… Tuy nhiên đôi khi trẻ cũng sẽ tranh luận, cãi vã và có thể là đánh nhau với các bạn vì ai cũng có quan điểm, muốn mình là người đúng, nhưng không giận hay ghét nhau được lâu.

Cha mẹ không nên can thiệp quá sâu vào sự phát triển tâm tư tình cảm của con nhưng cũng cần có những định hướng rõ ràng để trẻ luộn đi đúng hướng.

Trẻ thay đổi về sở thích

Sở thích của trẻ, đặc biệt là trong hoạt động nhóm sẽ phụ thuộc vào tính cách cá nhân hướng nội hoặc hướng ngoại. Đối với trẻ hướng nội, thu mình thì sẽ rất ít có mong muốn tham gia các hoạt động tập thể, trẻ thường sẽ thích chơi một mình. Ngược lại với những trẻ hướng ngoại, sẽ không thích ngồi một mình lâu và hứng thú với các hoạt động nhóm.

Trẻ thay đổi về sở thích

Cha mẹ nên giúp con xây dựng thời gian biểu rõ ràng dành cho các sở thích hoạt động để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như việc học của trẻ.

Tham khảo thêm về cách dạy trẻ 8 tuổi để có phương pháp giáo dục cho trẻ phù hợp.

Những phát triển trong tính kỷ luật

Trong giai đoạn phát triển này, trẻ bắt đầu cảm nhận được động lực về các việc làm của người khác đồng thời chúng còn biết đánh giá về bản thân khi so sánh với người khác. Chính điều này giúp trẻ hiểu được vì sao những việc mình làm ảnh hưởng đến người xung quanh vì thế nên chúng luôn muốn biết điều gì là đúng và điều gì là sai, trẻ cũng thông cảm co những việc làm sai của người khác.

Khi trẻ lên 8 thì các bậc phụ huynh cũng bắt đầu có thái độ nghiêm khắc, kỷ luật hơn với con mình, bạn cũng sẽ đề ra những mong muốn đối với trẻ đồng thời cho trẻ biết những hậu quả nếu không biết nghe lời. Cha mẹ nên giải thích rõ cho trẻ biết có những hành vi trẻ sẽ được khen thưởng và ngược lại cũng có những hành vi bị phạt.

Cha mẹ cần hiểu rõ, đây là giai đoạn nên dạy dỗ trẻ để chúng hướng tới việc tuân thủ theo khuôn phép, kỷ luật nhưng mang tính lỏng chứ không phải là sự kiểm soát. Vì vậy cần có những cuộc nói chuyện, tâm sự để trẻ có thể hiểu được điểm đúng và điểm chưa đạt trong các việc làm của trẻ.

Bài viết được gialinh.edu.vn  tổng hợp và chia sẻ

Đánh giá ngay
Back To Top