Du học ngành thiết kế nội thất và những điều cần biết
Cập nhật vào 18/06
Ngành thiết kế nội thất đang được rất nhiều người trẻ lựa chọn khi du học nước ngoài. Để có thời gian du học đáng nhớ, tích lũy được nhiều kiến thức thì bạn cần chuẩn bị một số điều sau.
1. Tìm hiểu về cơ sở đào tạo mình du học
Nội dung chính trong bài
Trước khi đi du học, điều bạn nên làm là cần tìm hiểu thật kỹ về cơ sở đào tạo (trường, viện, trung tâm) mình có ý định sang học bằng mọi kênh thông tin có thể. Những thông tin về ngành học, chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo, năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học, ngành học, lĩnh vực thế mạnh, tài liệu nghiên cứu/học tập, đội ngũ cán bộ nghiên cứu/giảng dạy… là điều bạn nên quan tâm.
Bên cạnh đó, việc tìm hiểu các nhóm/hội sinh viên, có người Việt Nam học tập ở đó hay không… cũng là những thông tin cần thiết. Những thông tin này sẽ giúp bạn xác định được cơ sở đào tạo phù hợp với mình, và chủ động trong mọi việc khi sang đó học tập.
Việc tìm hiểu các thông tin về cơ sở đào tạo có thể thực hiện bằng nhiều cách như qua Internet, qua các sinh viên người Việt đang học tập tại đó hoặc trực tiếp từ người quản lý tuyển sinh/đào tạo của trường. Hầu hết các cơ sở đào tạo trên thế giới, nhất là những cơ sở uy tín, đều có website riêng, website sẽ cập nhật và thể hiện rất rõ những thông tin cần thiết mà người học muốn tìm hiểu, và sẽ có bản tiếng Anh cho người nước ngoài truy cập.
Tìm kiếm thông tin trên website chính thống của các cơ sở đào tạo là cách mà phần lớn người đi học thường làm. Nếu nơi bạn đến học đã có người Việt từng học thì việc liên hệ với những người này để tìm hiểu về trường/viện đó là điều rất tốt, đó có thể là kênh phản ánh tình hình khá khách quan. Việc Google để tìm kiếm những phản hồi, những bình luận của những người quan tâm đến nơi bạn sẽ đến học sẽ giúp bạn có cái nhìn nhiều chiều hơn và đưa ra lựa chọn/quyết định tốt hơn.
Tham khảo thêm: Thiết kế không gian làm việc theo mô hình 5S Nhật Bản
15 trường đào tạo thiết kế nội thất hàng đầu thế giới
Trên thế giới, những nước như Anh, Ý, Mỹ, Úc, Canada và Hongkong vốn đã có nhiều kinh nghiệm và uy tín trong việc đào tạo những nhà thiết kế nội thất tên tuổi. Những trường xếp hạng hàng đầu trong số đó là:
- Florence Design Academy (Florence)
- The Interior Design School (London)
- University California Los Angeles
- Harrington College of Design (Chicago)
- Vancouver College of Art and Design (Vancouver)
- Interior Designers Institute (Orange)
- Kingston University (London)
- Whitehouse School of Fashion and Interior Design (Sydney)
- University of Technology Sydney (Sydney)
- Dublin Institute of Design (Dublin)
- Fashion Institute of Technology State University of New York
- Hong Kong Polytechnic University
- University of Kentucky
- Edinburgh College of Art
- The Art Institutes
2. Tìm hiểu về điều kiện ăn ở nơi mình sẽ đến
Những thông tin về ký túc xá, nhà trọ như trong trường có chỗ ở cho sinh viên nước ngoài không, phòng ở bao nhiêu người, điều kiện sinh hoạt thế nào, có gần nơi học không, đi lại có thuận lợi không… là những điều bạn cần tìm hiểu trước khi sang học.
Việc trường có ký túc xá hay không, có đủ chỗ cho sinh viên ở không tùy thuộc vào từng cơ sở đào tạo. Nên tìm hiểu những thông tin này sớm, đăng ký sớm, bạn sẽ có cơ hội được ở và ở với điều kiện tốt hơn, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và học tập của chúng ta khi chúng ta học tập ở một đất nước xa lạ.
Bên cạnh nơi ở, các thông tin liên quan đến nơi ăn cũng quan trọng. Bạn cần biết rằng mình có được nấu ăn tại nơi ở hay trường có căng tin cho sinh viên ăn uống… Vì nhiều trường không cho người học nấu ăn trong ký túc xá, mà bạn phải ăn ở nhà ăn của trường, trong khi đồ ăn họ nấu theo cách của nước sở tại, có thể sẽ rất khó ăn với người nước ngoài, nhất là giai đoạn đầu.
3. Tìm hiểu về văn hóa điều kiện tự nhiên – xã hội nơi bạn du học
Các thông tin về điều kiện tự nhiên, thời tiết của nơi mình dự định đến học cũng cần được bạn xem xét. Nơi đó nhiệt độ thế, có mưa nhiều, các mùa ra sao… bạn đều cần có câu trả lời. Chẳng hạn ở các nước Đông Âu và Bắc Âu (như Ba Lan, Đan Mạch, Na Uy…) vào mùa đông nhiệt độ thường xuống dưới -10oC, có khi là -50oC, bạn đã tưởng tượng được mình sẽ sống như thế nào trong điều kiện thời tiết như thế chưa?
Bên cạnh các đặc điểm tự nhiên, bạn cần quan tâm đến các đặc điểm về lịch sử, xã hội của nơi mình sẽ đến. Liệu ở đó người dân có thân thiện hay không, có cởi mở với người nước ngoài không, quan điểm sống và thế giới quan chung thế nào… cũng cần được bạn quan tâm.
4. Tìm hiểu điều kiện nhập học
Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng khi bạn bắt tay vào chuẩn bị để đi du học. Mỗi nước hoặc mỗi trường đều đặt ra những tiêu chí cụ thể mà bạn phải đạt được nếu muốn vào học. Cách tìm hiểu trực tiếp nhất là qua website của trường hoặc viện đó, sau đó, nếu bạn có bất cứ câu hỏi gì, đừng ngần ngại viết email trực tiếp cho người phụ trách tuyển sinh.
Một kênh khác, mà bạn có thể tìm hiểu một cách gián tiếp, là tìm thông tin tuyển sinh của cơ sở đào tạo đó qua Internet, qua những cựu sinh viên của trường, nếu tìm được những người Việt Nam đã hoặc đang học tại trường đó để hỏi thì rất tốt.
5. Chuẩn bị hồ sơ du học
Việc cần làm của bạn là chuẩn bị trước cho mình một bộ hồ sơ gồm những giấy tờ chung mà thường trường nào, cơ sở đào tạo nào cũng cần. Một bộ hồ sơ thường bao gồm:
Bằng cấp: Bằng tốt nghiệp phổ thông hoặc trung học/giấy chứng nhận tốt nghiệp và học bạ – đối với những bạn có ý định đi du học bậc đại học trở xuống; bằng tốt nghiệp đại học, cao học/giấy chứng nhận tốt nghiệp và bảng điểm – đối với những bạn muốn đi du học sau đại học.
Giấy tờ cá nhân: Đây là các giấy tờ cần thiết với một du học sinh nước ngoài. Đó là giấy khai sinh, hộ khẩu thường trú.
Sơ yếu lý lịch: Gọi tắt là CV hoàn chỉnh bằng tiếng Anh hoặc tiếng của nước mình sẽ đến.
Lưu ý: Những giấy tờ nào bằng tiếng Việt thì cần được dịch và công chứng sang tiếng nước mình đến học hoặc sang tiếng Anh. Bạn cần tìm hiểu xem nơi mình có ý định nhập học có chấp nhận giấy tờ bằng tiếng Anh không.
Sau khi có bản công chứng, việc bạn cần làm là scan các giấy tờ này, để có một bộ hồ sơ online sẵn sàng cho việc ứng cử các trường khi cần đến. Trên thực tế, để thuận lợi cho người học, hiện nay, hầu hết các trường, các viện nghiên cứu đều ưu tiên nộp hồ sơ nhập học trực tuyến thông qua email, hệ thống nộp hồ sơ online.
6. Chuẩn bị các giấy tờ để xin thị thực nhập cảnh (visa)
Khi bạn đi du học tức là bạn phải nhập cảnh vào nước khác, để được nhập cảnh bạn phải được chính phủ nước đó mà cụ thể là đại sứ quán/lãnh sự quán nước đó (hoặc đại sứ quán ủy quyền, nếu nước bạn muốn nhập cảnh chưa có đại sứ quán ở Việt Nam) cấp thị thực nhập cảnh, tức visa. Phần lớn chúng ta chỉ dùng hộ chiếu phổ thông. Do đó, với hộ chiếu phổ thông, khi đi du học đến phần lớn các nước trên thế giới bạn cần phải xin thị thực. Và đương nhiên, trước khi làm việc này, bạn phải làm hộ chiếu trước ở phòng quản lý xuất nhập cảnh thuộc công an các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn có hộ khẩu thường trú. Khi bạn xin visa, visa sẽ được dán vào hộ chiếu của bạn.
Đến du học nước nào thì tốt nhất là bạn nên xin visa vào nước đó (vì một số nước thuộc các liên minh, khi có visa vào một nước thành viên là vào được các nước khác), mỗi nước lại có những yêu cầu hồ sơ xin visa khác nhau, nhưng với trường hợp xin visa du học, thường bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu.
- Hộ chiếu còn hạn.
- Bằng cấp, bảng điểm/học bạ.
- Một tờ đơn xin cấp visa – thường theo mẫu của mỗi nước.
- Giấy chứng nhận sức khỏe – thường đại sứ quán mỗi nước có quy định giấy này bạn phải xin ở những cơ sở y tế nào ở Việt Nam.
- Lý lịch tư pháp – Một tờ giấy nói đến lịch sử tư pháp của bạn như đã từng phạm tội chưa, ở đâu, làm gì… Giấy này bạn phải xin ở Sở Tư pháp của thành phố/tỉnh nơi bạn có hộ khẩu thường trú.
- Thư chấp nhận vào học của trường nước ngoài nơi bạn sẽ học.
- Giấy chứng nhận nơi bạn sẽ ở trong quá trình học.
- Bảo hiểm quốc tế (thường là bảo hiểm du lịch quốc tế).
- Vé máy bay.
- Chứng minh tài chính/thư đảm bảo tài chính của tổ chức bảo trợ hoặc cấp học bổng cho bạn/Thư mời học bổng trong đó có nói rõ nơi cấp tiền và số tiền hằng tháng bạn sẽ nhận.
7. Chuẩn bị về tài chính
Tùy từng trường hợp cụ thể mà bạn cần mang theo bao nhiêu tiền. Với những người được học bổng toàn phần (cả sinh hoạt phí và học phí) thì chỉ cần mang theo một số lượng tiền đủ dùng cho sinh hoạt phí 1-2 tháng đầu (khi chưa được nhận học bổng), mua tài liệu sách vở, làm thẻ cư trú và đóng ký túc xá/thuê nhà… tháng đầu. Còn những người đi du học tự túc hoặc học bổng một phần thì có thể mang tiền học phí và sinh hoạt phí… cả kỳ hoặc cả năm học.
Hiện nay ở nước ta có rất nhiều ngân hàng có thẻ Master Card hoặc Visa Card mà bạn có thể rút tiền ở nước ngoài, nên chúng ta nên đến các ngân hàng lớn ở Việt Nam, nhờ họ tư vấn dịch vụ thích hợp, tiết kiệm để ta có thể mở tài khoản và rút tiền ở nước ngoài do người nhà gửi từ Việt Nam. Cách làm này an toàn hơn, và vì chúng ta cũng không thể mang theo một khoản tiền mặt lớn vào nước khác khi nhập cảnh mà không khai báo.
Bạn nên đổi một ít tiền mà nước sẽ đến đang dùng để tiện mua đồ, đi xe bus… trong những ngày đầu tiên khi đến, số tiền còn lại là đô-la Mỹ hoặc Euro, sau khi đến nơi nếu cần tiền, bạn có thể đổi sau.
8. Vật dụng mang theo
Tài liệu học tập: Sách vở, bút, máy tính xách tay (nếu có)… chỉ mang những đồ thật quan trọng và cần thiết, vì bạn có thể mua ở nước ngoài và có những sách không dùng đến. Tùy theo ngành học, bạn có thể mang theo một vài cuốn sách chuyên ngành bằng tiếng Việt sát với ngành học nhất, để phòng khi giai đoạn đầu, ngoại ngữ chưa tốt, lên giảng đường chưa bắt kịp bài giảng của thầy, đọc sách tiếng họ chưa hiểu thì còn có tài liệu tham khảo. Nên mang theo vở, bút vì thường những thứ này ở nhà rẻ hơn ở nước ngoài.
Đồ ăn: Cần chuẩn bị ít đồ ăn sẵn (như mì tôm, phở gà, bánh mì ruốc…) có thể ăn trong 2-3 ngày đầu khi mới sang. Các đồ khô như mì, miến, mộc nhĩ, nấm hương, ngũ vị hương, sả, quế, ớt khô, bánh đa nem… khi sang mà chưa biết chỗ để ăn hoặc mua. Bạn nên mang theo nhiều đồ khô để có thể tự làm các món ăn Việt khi thèm. Nên mang một ít gạo vì có thể lúc đầu bạn khó tìm được chỗ mua gạo. Tùy từng nơi đến, mà bạn có thể chuẩn bị chu đáo nhất có thể nhé.
Quần áo: Bạn chỉ nên mang theo những quần áo và giày dép cần thiết, đủ dùng trong 1-3 tháng đầu, sau đó khi quen, bạn có thể tự đi mua và có thể chọn những hàng giảm giá vào các mùa nhất định trong năm. Kinh nghiệm của những người khi sống/ra nước ngoài nhiều là nên hạn chế quần áo, giày dép, thay vào đó là mang theo nhiều đồ ăn Việt.
Đồ dùng cá nhân: Khăn mặt, kem đánh răng, sữa tắm, dầu gội… nên mang theo một lượng nhỏ đủ dùng trong vài tuần hoặc một tháng đầu. Khi quen bạn có thể tự mua ở đó.
Thuốc: Cần mang theo những loại thuốc thông thường như thuốc cảm, thuốc đau đầu, thuốc ho, thuốc đi ngoài, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi… có hạn càng lâu càng tốt và đủ dùng thậm chí 1-2 năm.
Phương tiện liên lạc: Điện thoại, sim quốc tế
9. Trau dồi kiến thức để trở thành một nhà thiết kế nội thất giỏi
Để trở thành một nhà thiết kế nội thất giỏi, bạn sẽ phải cần một cái đầu kinh doanh cùng rất nhiều trí sáng tạo. Một công trình thành công không có nghĩa là nó mang đậm dấu ấn của bạn mà phải đáp ứng được yêu cầu chủ nhà đặt ra, sao cho mức phí thi công phải hợp lí nhất. Thế nên, công việc của một nhà thiết kế nội thất sẽ bao gồm theo các tuần tự: vẽ bản thảo, chọn vật liệu và đồ đạc, đồng thời tính toán chi phí cũng như theo sát công trình.
Ngoài kiến thức giờ lên lớp, bạn cần tìm đến các đầu sách, trang web chuyên ngành để trau dồi thêm. Nếu có thời gian, hãy thử xin làm thêm tại các cửa hàng tư vấn, kinh doanh, thiết kế nội thất để có thêm kinh nghiệm đồng thời mở rộng các mối quan hệ. Nếu được thực tập hoặc làm việc với những nhà thiết kế nước ngoài thì đây sẽ là cơ hội rất lớn để tiếp xúc với một lối tư duy, cung cách làm việc chuyên nghiệp.
Ngay cả những nhà sản xuất nội thất có tên tuổi quen thuộc trong nước như nội thất Hòa Phát, nội thất Fami, nội thất 190 cũng luôn nhanh nhạy nắm bắt xu hướng thị trường kết hợp các công nghệ sản xuất mới. Cùng những nguyên liêu cao cấp để sản xuất các sản phẩm nội thất cạnh tranh như bàn làm việc tiện nghi, ghế văn phòng thông minh, tủ lãnh đạo, ghế hội trường chính hãng Hòa Phát cao cấp để vươn ra các thị trường quốc tế.
Để trở thành một nhà thiết kế chuyên nghiệp, bạn cần nắm chắc kiến thức về các loại chất liệu, các xu hướng thiết kế, đặc biệt với người Á Đông vấn đề phong thủy trong thiết kế nội thất vô cùng quan trọng. Sau đó là trải nghiệm các công trình thiết kế nội thất thực tế. Thực tế cung cấp những kinh nghiệm nghề nghiệp mà không có sách vở nào dạy bạn và đó cũng là cơ hội để bạn khám phá xem mình có thực sự phù hợp với ngành thiết kế nội thất hay không và có những giải pháp để khắc phục khó khăn.
Là một công ty có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đồ nội thất chuyên nghiệp, để có được diện mạo, uy tín trong nghề như hiện nay các nhân viên của công ty Nội thất Đức Khang cũng phải trải qua những tháng ngày lặn lội, tìm hiểu mới đạt được các thành công, tạo được uy tín với nhiều khách hàng. Trong tương lai, Đức Khang nỗ lực trở thành công ty cung cấp nội thất có uy tín và quy mô, có thị phần lớn nhất Việt Nam. Làm tròn sứ mệnh cung cấp các sản phẩm từ các thương hiệu nội thất nổi tiếng trong nước và thế giới đến tận tay người tiêu dùng, sản xuất những sản phẩm nội thất cao cấp, với chi phí thấp nhất cho người tiêu dùng.
Nếu có dự định du học Nhật, mời bạn tham khảo: Những câu hỏi thường gặp với du học sinh ngành kiến trúc tại Nhật